Skip to main content

Ép trẻ ăn sẽ có những tác hại như thế nào?

Hiện nay, tình trạng biếng ăn, lười ăn ở trẻ xảy ra khá phổ biến. Vì vậy việc ép các con ăn theo đúng chỉ tiêu của cha mẹ là điều chúng ta hay thấy. Tuy nhiên, ép ăn có phải là cách làm đúng đắn hay không? Theo nghiên cứu, ép trẻ ăn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành phát triển toàn diện của trẻ. Ép trẻ ăn sẽ có những tác hại như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Những tác hại của việc ép trẻ ăn

Một vài tác hại điển hình có thể kể đến từ việc ép trẻ ăn như:

  • Ép ăn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ
  • Trẻ có thể gặp những vấn đề về răng miệng đặc biệt
  • Trẻ có thể gặp vấn đề bạo lực
  • Sai lầm nối tiếp sai lầm

Các dấu hiệu trẻ biếng ăn:

  • Trẻ không ăn hết 1⁄2 khẩu phần thức ăn theo tuổi
  • Các bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
  • Trẻ ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nuốt.
  • Trẻ từ chối ăn, chạy trốn, khóc lóc khi thấy thức ăn.
  • Có phản ứng buồn nôn, nôn, ọe khi nhìn thấy thức ăn

Khi trẻ không ăn, biếng ăn thường có những nguyên nhân như:

  • Do yếu tố gia đình
  • Do trẻ mắc các bệnh lý, cơ thể mệt mỏi, chán ăn
  • Do sinh lý: Khi trẻ ở giai đoạn mọc răng, biết bò, biết đi.. trẻ thường có xu hướng xao nhãng việc ăn uống để vui chơi và “khám phá thế giới”
  • Biếng ăn do tâm lý (khi bị ép ăn, bị mắng, đánh...)
  • Biếng ăn do thiếu dinh dưỡng: Các vi chất cần thiết kích thích ăn ngon, kích thích vị giác và tăng hấp thu tốt như kẽm, lysine, vitamin nhóm B... rất cần thiết cho trẻ. Nếu thiếu chúng, trẻ dễ bị biếng ăn hơn
  • Biếng ăn do thức ăn không phù hợp: Thức ăn nghèo nàn, chế biến đơn điệu, không phù hợp với độ tuổi của trẻ...
  • Biếng ăn do các nguyên nhân khác như ăn quá lâu (quá 30p/ bữa), bữa ăn quá gần nhau, cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng,...) đều có thể khiến trẻ biếng ăn

Việc chăm sóc một em bé biếng ăn đòi hỏi sự kiên trì rất lớn. Đòi hỏi bé tự thay đổi là điều không thể. Vì vậy, khi đối mặt với vấn đề này, cha mẹ nên tự thay đổi và đưa ra các kỳ vọng phù hợp.

Việc ép trẻ ăn khiến con có tâm lý sợ và không muốn ăn

Việc ép trẻ ăn khiến con có tâm lý sợ và không muốn ăn

2. Cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ

Trước tiên bạn nên tự hỏi mình về “Mục tiêu nuôi con của mình là gì?” Nếu bạn muốn con trẻ phát triển thành một đứa trẻ vui vẻ, tự lập, biết tận hưởng việc ăn ngon miệng (dù ăn ít) thì có lẽ bạn sẽ không ép trẻ ăn và chấp nhận với lượng thức ăn con có thể ăn hàng ngày.

Bên cạnh việc tự mình thay đổi kỳ vọng và chấp nhận ngưỡng ăn của con, cha mẹ có thể kiên trì thực hiện các biện pháp khác để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Có thể kiểm soát thời gian ăn của con, thực đơn của con, thực hiện “kỷ luật bàn ăn”, còn ăn bao nhiêu là quyền của trẻ.
  • Thay đổi thực đơn, cách chế biến, cách trang trí suất ăn giúp trẻ có cảm giác “lạ miệng” và hứng thú với bữa ăn hơn. Để kích thích trẻ ăn ngon, giúp vị giác thêm nhạy cảm và cơ thể hấp thu tốt, có thể bổ sung các vi chất quan trọng như kẽm, vitamin nhóm B,... thông qua thực phẩm hoặc sản phẩm thay thế như cốm, viên uống,...
  • Tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ: Không cho trẻ ăn vặt, không vừa ăn vừa chơi, không cho trẻ đi ăn rong.
  • Nên cho trẻ vận động, vui chơi để trẻ thêm khỏe, tiêu hao năng lượng, có cảm giác đói, thèm ăn.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

>>> Thực phẩm giàu vitamin B

Ép trẻ ăn là hành động không hề tốt, ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý của trẻ. Qua đây, cha mẹ có thể rút kinh nghiệm và đưa ra những phương pháp khác hữu ích hơn giúp trẻ cải thiện tình trạng ăn uống mà không ảnh hưởng xấu đến tâm lý.